Bệnh Hen Ở Gà Đá Là Gì? Cách Điều Trị Nhanh Khỏi Nhất

Bệnh hen ở gà đá là triệu chứng thường gặp trong quá trình chăm sóc và nuôi chiến kê. Loại bệnh lý này sẽ gây ra những tổn thương ở phổi và khiến gà hô hấp khó khăn. Nếu không phát hiện, điều trị kịp thời gà có thể tử vong. Cùng Đá Gà 88 cập nhật những thông tin nóng hổi dưới đây.

Bệnh hen ở gà đá là gì?

Bệnh hen ở gà còn được gọi là CRD – Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính. Đây là loại bệnh gây truyền nhiễm, tốc độ lan rộng nhanh. Gà thường có những biểu hiện thở khò khè, phần mặt sưng tấy và dễ bỏ ăn.

Bệnh hen ở gà đá

Gà mắc bệnh viêm đường hô hấp mãn tính 

Trong giai đoạn chuyển mùa, bệnh hen ở gà đá thường lây lan nhanh chóng và khó kiểm soát. Sư kê chăm sóc gà chiến cần tuân thủ chặt chẽ các quy định phòng bệnh để tránh tình trạng nặng hơn. Bệnh hen sẽ xuất hiện ở mọi quá trình trưởng thành của gà chọi, nhưng dễ phát bệnh nhất là vào thời điểm từ 3-6 tuần tuổi.

Thông tin chi tiết về bệnh CRD ở gà đá

Để tìm hiểu sâu hơn về bệnh hen ở gà đá, sư kê cần chú ý tìm hiểu chi tiết từng yếu tố liên quan. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân

Bệnh hen chủ yếu do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum (MG). Hiện nay, xuất hiện thêm chủng Mycoplasma Synoviae (MS) cũng là nguyên nhân hình thành bệnh hen cho gà đá. Các loại vi khuẩn này sẽ lây nhiễm qua đường hô hấp, khiến gà khó thở.

Thông thường, vi khuẩn MG sẽ sống trong cơ thể gà và từ từ hình thành bệnh. Chúng chỉ sống ở ngoài cơ thể từ 1 đến 3 ngày, 4 đến 5 ngày trong các dụng cụ chăn nuôi và hơn 18 ngày trong lòng đỏ trứng gà.

Nguyên nhân bệnh hen ở gà đá

Nguyên nhân gây bệnh hen ở gà đá

Biểu hiện bệnh

Khi nhiễm bệnh hen ở gà đá, chiến kê thường xuất hiện nhiều triệu chứng dễ quan sát bằng mắt thường. Cụ thể như sau:

  • Gà thường có biểu hiện ủ rũ, chán ăn, chậm lớn và phân có màu xanh, trắng.
  • Khi bệnh nặng hơn sẽ gây ra viêm khớp khiến gà khó di chuyển, chỉ ngồi một chỗ, các khớp sưng to, có dịch.
  • Gà thường phát ra tiếng thở khò khè, há mồm thở, có thể hen từng cơ và khiến cho gà rướn cao cổ. Triệu chứng bệnh hen ở gà đá thường dễ quan sát về đêm và sáng sớm.
  • Trường hợp bệnh CRD trở nặng, gà sẽ luôn trong trạng thái vẫy mỏ, sưng mặt, mắt không thể mở, chảy nước mắt, nước mũi và kèm theo dịch chảy ra từ vùng mỏ.
  • Khi ghép bệnh RCD cùng với bệnh Ecoli, tụ huyết trùng, ILT, IB, gumboro … sẽ tăng tỷ lệ chết lên đến 99%.

Bệnh tích

Các bệnh tích của bệnh hen gà đá thường tập trung ở đường hô hấp. Khi mổ ra có thể thấy đường hô hấp và khoang mũi bị tích dịch nhầy, đặc. Thanh quản của gà chảy máu, phế quản có kèm bọt khí. Với trường hợp bệnh hen ở gà đá nặng hơn, xuất hiện cục casein vàng nhạt ở ống khí quản, phế quản. Phổi viêm nặng và có chứa dịch,…

Cách điều trị dứt điểm bệnh hen cho gà đá

Trước tiên, cần xác định tình trạng bệnh ở gà đang nằm trong giai đoạn nào. Sau đó, thực hiện các bước điều trị như sau:

  • Bước 1: Sư kê cần cho gà đá sử dụng các loại thuốc đặc trị tốt như: Anti.CRD.LA. Pha thuốc cho gà uống theo liều lượng 10gr/ 50 kg thể trọng, ngày cho uống 2 lần trong 5 ngày liên tục.
  • Bước 2: Tích cực thực hiện các phương pháp hạ sốt, giảm ho, long đờm bằng thuốc HAN BROXIN  kèm với BIO ANAGIN C 
  • Bước 3: Khi điều trị bệnh hen ở gà đá, hãy cho gà uống kèm theo vitamin tổng hợp, men tiêu hóa, bổ sung khoáng, acid amin giúp tăng đề kháng như: ADE Pro + HAN TOPHAN.
  • Bước 4: Trường hợp sau 3 đến 4 ngày chưa đỡ, sư kê nên sử dụng thuốc tiêm như: LINSPECTIN (1), BUTAVIT (2), DEXA. Riêng thuốc 1 và 2 sẽ dùng 1ml ( 1cc ) để pha cùng nhau và tiêm cho gà có cân nặng từ 3 – 4kg. Còn nếu dùng Dexa chỉ tiêm 0,5 ml 1 lần, liên tục 3 – 4 ngày. 

Điều trị bệnh hen ở gà đá

Cách điều trị dứt điểm bệnh hen ở gà đá

Phòng bệnh hen ở gà đá hiệu quả

Để đảm bảo hạn chế xuất hiện bệnh lý này, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Cụ thể như sau:

  • Xây dựng chuồng trại thoáng gió, máy vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Nuôi với mật độ vừa phải theo kích thước và lứa tuổi phù hợp. Nên dùng men để rắc trong và ngoài chuồng nhằm hạn chế vi khuẩn phát triển.
  • Đảm bảo hàng rào sinh học của gà thông qua việc phun tiêu độc khử trùng bằng Formaldes hoặc RTD 01. Việc phòng bệnh hen ở gà đá còn phải chú ý đến nguồn nước sạch, thức ăn tốt, đủ dinh dưỡng và đề kháng hàng ngày. 
  • Tốt nhất nên sử dụng vaccine phòng bệnh cho gà. Đối với gà từ 4-5 tuần tuổi tiêm 1 liều duy nhất, với gà đẻ trứng sẽ không được tiêm nếu chưa đủ 4 tuần tuổi. Nên dùng vacxin an toàn, nguồn gốc rõ ràng, chất lượng.

Xem thêm nhiều thông tin bổ ích tại Chăm sóc gà chiến 

Bệnh hen ở gà đá sẽ nhanh chóng chữa khỏi nếu kịp thời phát hiện và điều trị đúng quy trình chuẩn y khoa. Sư kê hãy thường xuyên theo dõi đàn gà của mình và trang bị kinh nghiệm phòng, chữa bệnh hiệu quả. Mong rằng bạn đã nắm được nhiều thông tin bổ ích từ Đá Gà 88.